- Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 14/09/2015;
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 05/08/2019;
- Luật số 59/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020 Luật doanh nghiệp;
- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 01/12/2015.
- Điều kiện giải thể của Doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
- Thành phần hồ sơ
- Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có)
- Phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định giải thể.
- Trình tự thực hiện
- Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên 01 tờ báo in hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp.
- Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo Quyết định giải thể của doanh nghiệp phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng đang làm thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không nhận được phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cách thức thực hiện:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cơ quan thực hiện
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp trực thuộc.
- Dịch vụ mà Luật Giai Ý cung cấp
- Tư vấn, Soạn thảo hồ sơ giải thể doanh nghiệp
- Đại diện theo uỷ quyền nộp hồ sơ, bổ sung và nhận kết quả cho Khách hàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Giai Ý qua Hotline: 0388 789 038 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua Email: luatgiaiy@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT GIAI Ý