Thủ tục xin cấp giấy phép xuất, nhập khẩu

Đối với những loại hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện khi thực hiện xuất, nhập khẩu, thương nhân phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép. Hồ sơ cấp giấy phép xuất, nhập khẩu gồm những gì? Thủ tục ra sao? Bài viết này Luật Giai Ý sẽ phân tích, làm rõ các quy định pháp luật để thương nhân hiểu rõ và hiểu đúng về thủ tục này.

Các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu phải xin giấy phép

Theo Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu phải xin cấp giấy phép bao gồm:

– Hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện (Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP);

– Hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh (Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP);

– Hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác (khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương).

Quy định chung về hồ sơ cấp giấy phép xuất, nhập khẩu

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa phải xin giấy phép nêu trên bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu

– Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

 

– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

– Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

– Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định tại Nghị định và quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

(Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

Dịch vụ mà Luật Giai Ý cung cấp

  • Tư vấn, Soạn thảo hồ sơ Xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu
  • Đại diện theo uỷ quyền nộp hồ sơ, bổ sung và nhận kết quả cho Khách hàng.

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Giai Ý qua Hotline: 0388 789 038 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: luatgiaiy@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT GIAI Ý

 

Liên hệ với chúng tôi

Vui lòng để lại thông tin, LUATNHUY sẽ gọi lại ngay






Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *