Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Công ty 100% vốn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam nhưng 100% vốn góp do nhà đầu tư góp vốn để kinh doanh tại Việt Nam. Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp lý liên quan.

Một số lĩnh vực kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

STT Tên ngành Mã CPC
1. Sản xuất  
2. Dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế 862, 863
3. Dịch vụ kiến trúc 8671
4. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ 8672, 8673
5. Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị 8674
6. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, kinh doanh, sản xuất phần mềm 841-845, 849
7. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên 851
8. Dịch vụ nghiên cứu thị trường 864
9. Dịch vụ tư vấn quản lý 865
10. Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý 866
11. Dịch vụ liên quan đến sản xuất 884, 885
12. Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật 86751, 86752, 86753
13. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) 633
14. Các dịch vụ chuyển phát 7512
15. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan 511-518
16. Dịch vụ xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa 621, 622, 631, 632
17. Dịch vụ nhượng quyền thương mại 8929
18. Dịch vụ giáo dục 923, 924, 929
19. Xử lý nước thải, rác thải 9401, 9402
20. Dịch vụ bệnh viện, nha khoa, khám bệnh 9311, 9312
21. Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, Dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống 64110, 642, 643
22. Dịch vụ kho bãi, đại lý vận tải hàng hóa 742, 748
23. Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính  
24. Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay 8868

Quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chỉ các dự án sau nhà đầu tư mới phải thực hiện đăng ký chủ trương đầu tư cấp tỉnh

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trong trường hợp, dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài. Theo đó, trường hợp thành lập công ty có vốn 100% nước ngoài mà liên quan đến những vấn đề trên thì phải đăng kí chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ gồm:

  • Các tài liệu giống như đăng kí chủ trương đầu tư của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội gồm:

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động tới môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và hiệu quả của dự án;
  • Đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể (nếu có).

Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

Nếu các dự án không có sử dụng đất (nói cách khác có thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao) thì không phải thực hiện bước 1 nêu trên).

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư

  • Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 100% vốn nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có);
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Bước 05: Khắc dấu của công ty 100% vốn nước ngoài

  • Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty 100% vốn nước ngoài cũng như công ty vốn Việt Nam không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.

Câu hỏi liên quan đến thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo những hình thức nào?

Theo quy định của luật đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo những hình thức sau:

  • Đầu tư thành lập công ty mới;
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Thực hiện dự án đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ;

Nhà đầu tư nước ngoài có được góp 100% vốn không?

Tùy thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư thực hiện kinh doanh tại Việt Nam pháp luật có thể sẽ quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư. Có các ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn như xây dựng, thương mại, tư vấn quản lý,… nhưng có một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc liên doanh: quảng cáo, du lịch, logistic, vận tải,…

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty 100% vốn nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Như Ý để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất!

 

Liên hệ với chúng tôi

Vui lòng để lại thông tin, LUATNHUY sẽ gọi lại ngay






Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *