Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Nếu Quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Như Ý

Nếu Quý khách hàng nhờ dịch vụ của Công ty luật Như Ý khi đăng ký nhãn hiệu chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các hồ sơ sau:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
  • Ký Giấy ủy quyền theo mẫu cho Luật Như Ý.
  • Các hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ do Luật Như Ý soạn thảo và đại diện khách hàng làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ.

Nếu Quý khách tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn cần chuẩn bị và hoàn thiện các hồ sơ sau:

Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).

Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:

  • Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
  • Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
  • Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022 để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
  • Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
  • Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.

Mẫu nhãn hiệu

  • Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
  • Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).

Giấy uỷ quyền

  • Giấy ủy quyền nộp đơn: 01 bản (nếu nộp qua Tổ chức Đại diện).

Phí, lệ phí

  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).

Tài liệu chứng minh quyền sử dụng

  • Khi đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt sau cần có tài liệu chứng minh quyền sử dụng: Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.
  • Số lượng: 01 bản.

Các tài liệu khác

Khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần có các tài liệu như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

  • Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.
  • Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
  • Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
  • Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
  • Công ty luật Như Ý là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.

Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

  • Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
  • Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
  • Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
  • Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Như Ý :

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

  • Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
  • Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Như Ý tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
  • Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
  • Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Như Ý sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Như Ý sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Tra cứu chuyên sâu

  • Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
  • Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
  • Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
  • Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:

Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Lưu ý: Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ  150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.

Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ

  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm: 550.000 đồng;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ tăng thêm: 180.000 đồng;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm phí công bố thông tin cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 6: Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
  • Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
  • Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Phí công bố: 120.000 đồng/
  • Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
  • Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

Phân nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ khi đăng ký nhãn hiệu là việc quan trọng. Mỗi nhãn hiệu đăng ký sẽ tương ứng với những nhóm dịch vụ hoặc hàng hoá. Để phân loại được nhóm hàng hoá, dich vụ phải dựa vào chuyên môn về nhãn hiệu. Theo đó, khi phân nhóm nhãn hiệu cần lưu ý:

  • Phân nhóm nhãn hiệu được dựa theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ về nhãn hiệu.
  • Hầu hết việc đăng ký nhãn hiệu của các nước trên thế giới đều áp dụng bảng phân loại này.
  • Có rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhưng, hàng hoá dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.
  • Phân nhóm nhãn hiệu khác so với mã ngành nghề ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tại Việt Nam, tính phí đăng ký căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, một đơn đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng nhiều phí.
  • Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ.

Cách thức đăng ký nhãn hiệu

Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

  • Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Thông qua các Đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn và thực hiện thủ tục trọn gói.

Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài

  • Chỉ có thể nộp đơn đăng ký thông qua các Đại diện sở hữu trí tuệ. Công ty luật – Đại diện sở hữu trí tuệ Như Ý là đơn vị có đủ điều kiện thực hiện đăng ký đơn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.

Phạm vi lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu

Chủ nhãn hiệu có quyền đăng ký bảo hộ trên toàn thế giới bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ giới hạn ở lãnh thổ mỗi quốc gia. Ví dụ: Nhãn hiệu được cấp Văn bằng ở Việt Nam. Chủ nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nhãn hiệu tại lãnh thổ Việt Nam.

Dấu hiệu có khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình không gian ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dung.
  • Dấu hiệu không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.

Tầm quan trọng của nhãn hiệu trong kinh doanh

  • Như đã phân tích, nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi đơn vị kinh doanh.
  • Trên thực tế giá trị nhãn hiệu của doanh nghiệp còn lớn hớn giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Theo thống kê năm 2020, giá trị nhãn hiệu của một số nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới được xác định vô cùng lớn. Ví dụ: nhãn hiệu Apple có trị giá 323 tỷ USD, nhãn hiệu Amazon có trị giá 201 tỷ USD, nhãn hiệu Microsoft có trị giá 166 tỷ USD, nhãn hiệu Google có trị giá 165 tỷ USD,  nhãn hiệu Samsung có trị giá 62 tỷ USD, nhãn hiệu Coca-Cola có trị giá 57 tỷ USD, nhãn hiệu McDonald’s có trị giá 43 tỷ USD,…

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu

Chủ nhãn hiệu khi đăng ký sẽ có được các lợi ích sau đây:

Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu

  • Được xác nhận quyền ưu tiên tính từ ngày nộp đơn.
  • Chủ nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu sau khi được cấp Giấy chứng nhận.

Tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu

  • Xác lập quyền nhãn hiệu sẽ tránh được các chủ thể khác xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình trong quá trình sử dụng.
  • Là căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình nếu xảy ra vi phạm trái phép đối với nhãn hiệu.

Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững

  • Tạo niềm tin và hợp tác bền vững với các nhà phân phối khi có thương hiệu để phát triển.
  • Giúp doanh nghiệp tạo sự chuyên nghiệp, uy tín với các đối tác.
  • Có thể sẽ lớn mạnh và trở thành các nhãn hiệu uy tín nổi tiếng như: Samsung, Google, Cocacola, Apple, Microsoft, Viettel, Vingroup, Hòa Phát,…

Tham gia kinh doanh thương mại điện tử

  • Khi tham gia bán hàng trên trang thương mại, sàn thương mại điện tử thì phải đăng ký nhãn hiệu.
  • Chủ nhãn hiệu phải chứng minh  đã  nộp đơn đăng ký tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu.
  • Shopee, Sendo, Lazada, Amazon, Ebay, Alibaba,…các trang thương mại điện tử tại Việt Nam và nước ngoài đều yêu cầu chủ shop hàng chỉ có thể bán hàng khi đã đăng ký nhãn hiệu.

Lợi ích về kinh tế

  • Chi phí nộp đơn đăng ký rất thấp nếu so với giải quyết tranh chấp nếu xảy ra.
  • Nhãn hiệu có khả năng phát triển thành một tài sản đôi khi lớn hơn cả hàng hóa dịch vụ của mình.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Đồng nhất các nội dung liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng quan trọng. Đó là chính là sự đồng nhất giữa nhãn hiệu với những yếu tố khác liên quan đến nhãn hiệu. Đây là tất cả các yếu tố xoay quanh nhãn hiệu của bạn định đăng ký. Nhãn hiệu phải đồng nhất với các yếu tố sau: Tên thương mại, tên miền, bản quyền tác giả, câu định vị của nhãn hiệu. Quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu cũng là những thông tin quan trọng cần biết.

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp

  • Tên nhãn hiệu nên đồng nhất với tên riêng công ty. Ví dụ: Công ty đăng ký nhãn hiệu Như Ý và đã đặt tên công ty là Công ty Luật Như Ý.
  • Khi tên nhãn hiệu và tên công ty là một sẽ tránh được đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu của mình. Dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm.
  • Chủ nhãn hiệu không thể  yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi xử dụng tên thương mại. Lý do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày chủ nhãn hiệu được cấp bằng nhãn hiệu.

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên miền

  • Trường hợp đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty (tên thương mại) của công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm phương án đăng ký tên miền trùng tên nhãn hiệu. Lưu ý: Nếu kinh doanh ở Việt Nam thì nên đăng ký thêm tên miền có đuôi  “.vn”.
  • Thực tế hiện nay, để được xác lập quyền chủ sở hữu nhãn hiệu cần có thời gian khoảng trên 01 năm. Sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ được quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt các hành vi: (i) Đối thủ cạnh tranh vi phạm về đăng ký tên thương mại chấm dứt hành vi vi phạm. (ii) Đối thủ cạnh tranh chấm dứt hành vi vi phạm về tên miền.

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và bản quyền tác giả. Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng mỹ thuật ứng dụng có phần hình và phần chữ.

  • Đối với nhãn hiệu hình (logo) có cùng thông tin nhãn hiệu chữ nhưng chưa đăng ký tên thương mại công ty.
  • Chủ nhãn hiệu chưa có nhu cầu đăng ký tên miền thì nên đăng ký bản quyền tác giả. Việc đăng ký bản quyền tác giả này cũng tương tự như việc đăng ký tên thương mại và tên miền.
  • Kết quả: Chủ nhãn hiệu sau khi được cấp văn bảo hộ. Chủ nhãn sẽ thực hiện xử lý các vi phạm liên quan đến thương mại và tên miền.

Lưu ý về màu sắc nhãn hiệu

  • Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có quy định cụ thể về màu sắc cho nhãn hiệu. Do vậy, rất khó để xác định đăng ký màu đen – trắng hay màu tuyệt đối có quyền chủ sở hữu hơn. Tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau. Nhãn hiệu đên trắng vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu. Nó không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.
  • Nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng. Nó sẽ tối ưu và tiết kiệm được chi phí hơn so với đăng ký nhãn hiệu dưới dạng màu tuyệt tối.

Lưu ý về nhãn hiệu hình (logo), chữ, câu định vị (slogan)

  • Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): Có thể đăng ký độc lập nhãn hiệu hình hoặc kết hợp với phần chữ, câu định vị khi đăng ký.
  • Nhãn hiệu chữ: Khi đăng ký nhãn hiệu chứ có thể lựa chọn dạng chữ thường hoặc chữ cách điệu.

Lưu ý về quyền ưu tiên

  • Quyền ưu tiên ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu cho các chủ nhãn hiệu khác.
  • Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan quy định như sau: Chủ đơn khác nhau nhưng có cùng một đối tượng bảo hộ nhãn hiệu. Các chủ đơn này có các phương án nộp đơn khác nhau. Chủ đơn nộp đơn tại Việt Nam. Chủ đơn khác lại nộp đơn theo phương án quốc tế. Người nộp đơn đầu tiên theo phương án quốc tế được tính thêm 06 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế khi đơn được chỉ về Việt Nam. Như vậy, người nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam chưa hẳn đã là người nộp đơn đầu tiên theo quy định.
  • Rất khó để khẳng định nhãn hiệu sau khi được tra cứu, nộp đơn đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu

  • Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình. Chủ nhãn hiệu cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, nét riêng biệt với các chủ nhãn hiệu khác.
  • Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.

Lưu ý về dấu hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Hay dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu.

  • Nhãn hiệu không nên thiết kế bao gồm: Hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ của các ngôn ngữ không thông dụng;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế có chứa dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Trung, tiếng La tinh…)
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;
  • Trường hợp quý khách hàng có sử dụng các yếu tố loại trừ trong nhãn hiệu muốn đăng ký thì có thể thiết kế cách điệu nhằm tạo được dấu hiệu nhận biết đặc biệt riêng thì nhãn hiệu mới có khả năng được cấp bằng bảo hộ.
  • Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Luật Như Ý sẽ tra cứu sơ bộ trước khi thực hiện các công việc theo quy trình.

Các câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu là một trong những tài sản vô giá. Nó khẳng định vị trí của mỗi sản phẩm dịch vụ trong tâm trí của người tiêu dùng. Để hình thành lên nhãn hiệu riêng biệt bao hàm đầy đủ các thông điệp gửi tới khách hàng. Hãy đặt những câu hỏi nếu bạn đang có nhiều băn khoăn về nhãn hiệu mà bạn đang mong muốn đăng ký.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt. Nhãn hiệu là sự phân biết dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình không gian ba chiều. Sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được của nhãn hiệu có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng. Nhãn hiệu được bảo hộ không xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như: Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

  • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
  • Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài.

Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu?

  • Tra cứu tìm ra nhãn hiệu có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký hay không?
  • Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?

Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?

  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.

Có phải sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp bằng bảo hộ hay không?

  • Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
  • Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng phải được sử dụng.

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không?

  • Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là nguyên tắc fist to file.

Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu là gì?

Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn đăng ký mất bao lâu?

Theo pháp luật thời hạn đăng ký nhãn hiệu khoảng từ 12-15 tháng. Trên thực tế việc đăng ký từ khi bắt đầu đến khi được cấp bằng bảo hộ thường kéo dài khoảng 18-24 tháng.

Nếu không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có được hoàn phí không?

Đơn đăng ký không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chủ đơn vẫn mất phí nộp đơn mà không được hoàn lại phí. Chủ đơn nếu không được cấp bằng bảo hộ sẽ không phải đóng tiền cấp bằng bảo hộ và phí công bố thông tin cấp bằng là: 360.000 đồng.

Đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu tiền?

Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 đồng
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 đồng

Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp:

  • Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) : 250.000 đồng
  • Đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng

Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp

  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm: 180.000 đồng
  • Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp

  • Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng
  • Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng

Phí dịch vụ đại diện, tư vấn: theo mỗi đơn vị riêng.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Công ty luật Như Ý

  • Tư vấn pháp luật về điều kiện đăng ký nhãn hiệu.
  • Tư vấn tính khả thi được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu.
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ nhãn hiệu.
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập.
  • Tư vấn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Phản đối, khiếu nại các nội dung liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chuyển lại cho khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi

Vui lòng để lại thông tin, LUATNHUY sẽ gọi lại ngay






Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *